HÀ NỘI NGÀN NĂM VĂN VẬT
Về khí hậu, Hà Nội tiêu biểu
cho khí hậu Bắc bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng,
mưa nhiều và mùa đông lạnh mưa ít. Quanh năm, Hà Nội tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào, có nền nhiệt cao, Do ảnh hưởng của biển, Hà Nội còn có lượng
ẩm và lượng mưa khá lớn. Hàng năm, lượng mưa trung bình là 1676mm và có khoảng
144 ngày mưa.
Nét rõ nhất của khí hậu Hà Nội
là sự thay đổi và khác hiệt của hai mùa nóng. lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là
mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh và khô ráo. Giữa hai mùa
này lại có hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, vì thế phân biệt được
rõ 4 mùa xuân, hạ, thu và đông.
NHỮNG THẮNG CẢNH NỔI BẬT CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI - VE MAY BAY ĐI HA NOI.
LĂNG BÁC
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh |
Lăng Bác Hồ là một công trình kiến trúc có tính cách văn hóa và lịch sử.
Khởi công từ 2 tháng 9-1973, trên vị trí của tòa lễ đài cũ giữa Quảng Trường Ba
Đình, nơi mà từ mấy mươi năm qua Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít- tinh lớn.
Ngày 21-8-1978 Lăng được làm lễ khánh thành.
Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp,
cấp dưới của bậc thềm là lễ đài dành cho Đoàn Chủ tịch các cuộc mít tinh tổ chức
ở Quảng Trường. Lớp giữa là kết cấu trung tâm của Lăng gồm Phòng thi hài và những
hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng
đá hoa cương, nhìn từ mặt nào cũng thấy năm khoảng đều nhau gợi nhớ ngôi nhà
năm gian quen thuộc của mọi miền quê Việt Nam. Lớp trên cùng là mái Láng, cũng
hình tam cấp.
Ở mặt chính có dòng chữ : Chủ tịch
Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
PHỦ TÂY HỒ
Phủ Tây Hồ Hà Nội |
Ở hồ Tây, bên bờ phía
Đông có một doi đất nhô ra mặt hồ như là một bán đảo. Nơi đó có làng Tây Hồ, là
một làng cổ của Kinh thành Thăng Long xưa. Ở đầu làng, sát ngay mép nước có một
ngôi đền thờ bà Liễu Hạnh, một nhân vật có thật, sống vào thế kỷ 17, được dân
gian tôn sùng thần thánh hóa, thành Thánh Mẫu (Mẹ hiển thánh), đứng đầu mọi
sinh hoạt tín ngưỡng trong dân gian Việt Nam. Về sau những nơi thờ Thánh Mẫu Liễu
Hạnh được gọi là đền, tuy nhiên cũng có nơi gọi là phủ. Phủ Tây Hồ được dựng
theo truyền thuyết sau đây.
Vào đầu thế kỷ 17, Trạng Nguyên
Phùng Khắc Khoan (1528 -1613) trong một buổi nhàn du ở hồ Tây cùng hai người bạn
gặp một cô gái đẹp tuyệt trần. Bốn người trò chuyện và làm thơ. Khi ông Trạng
Phùng hỏi tên tuổi người nữ thi sĩ này thì cô mỉm cười, làm một bài thơ xong rồi
biến mất. Phân tích bài thơ này ông Trạng Phùng nhận ra đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Dân làng Tây Hồ từ đó mới lập một ngôi phủ để thờ Bà.
Ngày nay, đa số du khách đến Hà
Nội đều đến viếng Phủ Bà đồng thời cũng để ngoạn cảnh hồ Tây tuyệt đẹp.
VÀN MIẾU
Văn Miếu Quốc Tử Giám |
Văn miếu cũng là một di tích
văn hóa, lịch sử lâu đời. Được xây dựng vào tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ
các thánh hiền Nho giáo.
Vào sáu năm sau, 1076, nhà Quốc
Tử Giám được xây dựng ở kề sau Văn Miếu, khởi đầu là nơi học hành của các hoàng
tử, về sau được mở rộng thu nhận cả những học trò, giỏi trong cả nước. Nhà Quốc
Tử Giám cấp bậc như Đại Học bây giờ, đời Trần 1236 lại đổi thành Viện Quốc Học,
qua đời vua Lê 1482 đổi tên là Nhà Thái Học.
By Ha Vu Mai.